Gallery

Kết quả từ hình thức bí thư kiêm chủ tịch

 

Sau khi Ban Chấp hành T.Ư Ðảng khóa X ban hành Nghị quyết số 22, ngày 2-2-2008 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Ðảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhiều cấp ủy địa phương tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, huyện.

&Ldquo;Tinh giản biên chế, giảm các cuộc họp tạo sự thống nhất giữa cấp ủy và ủy ban nhân dân, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người lãnh đạo… đó là những ưu điểm khi triển khai mô hình nhất thể hóa (bí thư kiêm chủ tịch) tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua.


Giảm nhiều cuộc họp


Từ năm 2009 TP Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch UBND, ông Võ Hoàng Kiệt, Chánh văn phòng UBND huyện Cần Giờ cho biết: Sau gần 6 năm thí điểm, mô hình này đã mang lại nhiều thuận lợi trong công tác chỉ đạo điều hành. Trước hết, các cuộc họp giữa cấp ủy và thường trực ủy ban giảm hẳn. Bởi theo nguyên tắc của hệ thống chính trị của ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Khi có bất cứ một nội dung nào cần quán triệt, cấp ủy có khi phải tổ chức 2 - 3 cuộc họp mới thống nhất ý kiến giữa cấp ủy và ủy ban. &Ldquo;Tuy nhiên, khi thực hiện nhất thể hóa chỉ cần tổ chức một cuộc họp đã có thể giải quyết được công việc. Trong cuộc họp đó, chúng tôi có thể gộp nhiều nội dung để không mất thời gian vào việc họp hành”, ông Kiệt khẳng định.

 

TP Hồ Chí Minh có 5 quận, huyện thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch.

 

Cả nước có 16 quận, huyện thực hiện thí điểm bí thư Huyện ủy đồng thời là chủ tịch UBND huyện; có 638 xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm chủ trương này, chiếm 5,7% tổng số xã, phường, thị trấn trong cả nước. Trong số 638 đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, chín đồng chí có trình độ trên đại học; 449 đồng chí có trình độ đại học, chiếm 70,37% và 44 đồng chí chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, chiếm 6,9%. Về độ tuổi, có 452 đồng chí hơn 40 tuổi, chiếm 70,84%.

Bảo Thạnh là địa phương duy nhất được huyện chọn thí điểm mô hình Bí thư cấp ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã từ năm 2009. Qua 5 năm hoạt động, mô hình này đã góp phần quan trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy và Ủy ban nhân dân cấp xã; tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - trật tự trên địa bàn được đảm bảo; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường, nội bộ đoàn kết, vai trò cá nhân của Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được phát huy. Việc lãnh đạo chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương được đồng bộ, linh hoạt, kịp thời, tạo Dịch vụ quyết toán thuế sự thống nhất giữa việc ra nghị quyết với việc tổ chức thực hiện nghị quyết, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy. Vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, Ủy ban nhân dân tập trung vào một người tạo cơ sở cho sự thống nhất trong mọi hoạt động, các nhiệm vụ được triển khai kịp thời và có hiệu quả, khắc phục được tình trạng thiếu thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Mô hình góp phần thực hiện cải cách hành chính, giảm bớt biên chế, tiết kiệm được kinh phí ngân sách, từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.

Phương thức lãnh đạo của Đảng, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó dịch vụ kế toán trọn gói tại hà nội giữa Đảng với nhân dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy thiên, đây là vấn đề còn khá mới ở nước ta, vì vậy, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhận thức, tồ chức, cơ chế, chính sách...Và thực hiện thận trọng từng bước vững chắc: vừa làm, vừa tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để tránh những vấp váp, thiếu sót; góp phần hoàn thiện và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới.

Ông Nguyễn Tấn Mỹ, nguyên bí thư kiêm chủ tịch UBND phường 14, quận 10, cho biết: Mô hình này có rất nhiều ưu điểm, giúp thực hiện công việc trôi chảy hơn. Khi tôi còn làm bí thư kiêm chủ tịch, cái gì cần thiết, tôi có thể bàn luôn trong thường vụ, hoặc chỉ cần hội ý với phó bí thư hay phó chủ tịch thì có thể giải quyết ngay công việc cho dân mà không cần phải chờ lâu như trước. Ngày trước, thông thường một buổi họp chỉ giải quyết được một công việc của cấp ủy hoặc ủy ban nhưng bây giờ một cuộc họp có thể giải quyết được 2 - 3 công việc của cả ủy ban và cấp ủy. Mô hình này giống như “nói đi đôi với làm”. Với vai trò bí thư, tôi có thể đưa ra các kế hoạch, khi vào vai chủ tịch, tôi có thể thực hiện ngay công việc đó.

 

 

Theo thống kê của Ban tổ chức Thành Ủy TP Hồ Chí Minh, hiện thành phố có 5 quận, huyện (như quận 7, quận 10, quận 11, quận Phú Nhuận và huyện Nhà Bè) với 63 phường, xã, thị trấn thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch. Mô hình này bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, việc điều hành hoạt động hệ thống chính trị ngày càng đồng bộ, thống nhất; thực hiện các nhiệm vụ nhanh hơn và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng.

Bà Đoàn Thị Lành, Trưởng phòng quận huyện thuộc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Mô hình này góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Ðảng; giúp cấp ủy trực tiếp nhận thông tin về việc điều hành của UBND chính xác, kịp thời. Tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác của cán bộ trong các khối đảng, chính quyền, đoàn thể. Từ đó có thể cụ thể hóa việc xử lý trách nhiệm với người đứng đầu cấp ủy. Trước đây, mặc dù chúng ta vẫn tuân thủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo, tuy nhiên theo các văn bản pháp luật hiện hành không có văn bản nào quy định trách nhiệm pháp lý về sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, khi cần truy cứu trách nhiệm của cấp ủy thì xảy ra tình trạng đùn đẩy, trốn tránh; nhận khuyết điểm chung chung. Vì vậy, khi chưa luật hóa về sự lãnh đạo của Đảng thì thông qua nhất thể hóa có thể ràng buộc và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và ủy ban.

 


Theo ông Nguyễn Tấn Mỹ: “Khi nhận nhiệm vụ, nếu tính trong cụm phường (quận 10 có 3 cụm phường, mỗi cụm có 5 phường) thì phường 14 lúc nào cũng đứng cuối. Khi còn mô hình bí thư riêng, chủ tịch riêng, dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán các con hẻm của phường chưa được nâng cấp, mùa mưa thường bị ngập nước, mỗi năm phường chỉ làm được vài công trình nâng cấp đô thị. Từ khi nhất thể hóa, với cách làm chủ động, phường đã có gần 20 công trình, dự án được nâng cấp, các con hẻm khang trang hơn, bộ mặt phường thay đổi rõ nét. Công tác chăm lo cho người nghèo bằng xã hội hóa được đẩy mạnh. An ninh trật tự thực sự chuyển biến, trước kia từ khu vực có nhiều loại tệ nạn xã hội được ngành công an khen ngợi là đơn vị quyết thắng khi nhiều năm kéo giảm liên tục các tệ nạn xã hội tại địa phương”.


Áp lực công việc lớn


Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng mô hình này cũng đã bộc lộ những hạn chế. Theo bà Đoàn Thị Lành, Trưởng phòng quận huyện thuộc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh, thực hiện cùng lúc vai trò là người đứng đầu UBND và cấp ủy vì vậy khối lượng công việc rất nhiều. Do đó, khi xử lý công việc khó tránh khỏi cảm tính. Cũng vì đảm nhận hai chức vụ cao nhất của xã, phường nên dễ dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán nếu cán bộ đó không tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ.

 

Thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch giúp các công việc tại địa phương được giải quyết nhanh chóng.

 

 

&Ldquo;Nhiều cán bộ lãnh đạo còn lẫn lộn hai vai khi không biết khi nào ở “vai bí thư” với tư cách là người đứng đầu cấp ủy giải quyết công việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; khi nào ở “vai chủ tịch” UBND với tư cách người đứng đầu cơ quan hành chính cùng cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Mặt khác, đội ngũ cán bộ tại một số phường, xã thị trấn thực hiện thí điểm chưa thật đồng đều về năng lực nên công tác giám sát, kiểm tra có nơi còn hạn chế”- bà Lành cho biết thêm.


Ông Võ Hoàng Kiệt cũng cho biết: Khi “gánh” hai trách nhiệm cũng tạo ra rất nhiều áp lực cho người người lãnh đạo khi phải đồng thời làm tốt nhiệm vụ của cấp ủy và UBND giao. Công việc nhiều nhưng chế độ đãi ngộ chưa phù hợp nên có cán bộ nản chí, không tập trung làm việc.


Theo bà Đoàn Thị Lành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đảng và UBND cấp xã hiện được quy định khá rộng và nhiều việc. Trong khi đó vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này, cũng như chưa có cơ chế để giám sát và kiểm soát quyền lực. Vì vậy dễ dẫn đến việc lạm dụng chức vụ, chuyên quyền và vi phạm nguyên tắc trong lãnh đạo, điều hành. Vẫn còn một số cấp ủy vẫn thiếu quyết liệt chỉ đạo do chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ trương thí điểm. Cán bộ cấp phó để tham mưu cho cấp trên thì năng lực, trách nhiệm còn hạn chế, chưa chuyển biến đồng bộ với mô hình "nhất thể hóa" lãnh đạo cao nhất.